Chị Thanh sống tại Hà Nội cho biết chồng chị làm bên xây dựng, thu nhập hàng tháng của anh chỉ để đủ chi phí ăn uống trong gia đình, mỗi tháng chồng chị đưa về được 8 triệu đồng mà đầy đủ các khoản ăn uống, chi phí rồi học hành của hai đứa con 12 tuổi và 15 tuổi. Nhiều lúc chị muốn bớt xén tiền đi chợ để dành dụm những lúc phát sinh ốm đau, bệnh tật nhưng đến cả tháng nay chị đều thất bại. Nhiều lúc muốn mua sắm ngoài chi tiêu hàng tháng chị đều phải báo với chồng tháng này cần đóng tiền học cho con, mua sách vở, quần áo cho con nên khá tốn kém chị mới bảo chồng đưa thêm tiền. Lý do chính đáng nên chồng chị mới không thắc mắc gì
Thu nhập của anh khoảng 15 triệu đồng anh để giữ một phần để tiết kiệm và giao lưu bạn bè. Anh quản lý sổ tiết kiệm chứ không đưa cho chị, nhiều lúc chị thấy chạnh lòng muốn có phần chi tiêu thoải mái hơn. Nghĩ đi làm nhưng làm ở nhà lâu chị cũng ngại đi xin việc, nghĩ tới còn phải cơm nước cho con đang đi học, rồi việc nhà giặt giũ, nấu ăn… những việc không tên khác chị cũng đành an phận cho qua. Việc mua sắm cho bản thân chị cũng không có nhu cầu nhiều, cuộc sống ngày 3 bữa cơm đơn giản chị cũng đã quen chị thấy mình còn may mắn hơn vì thấy nhà hàng xóm làm thì lương nhiều mà suốt ngày cãi vã nhau, việc nhà đùn đẩy, con cái bữa ăn bữa nhịn. Chị cũng thấy đôi phần an ủi bản thân mình.
Theo giáo sư của một trường đại học cho biết hiện xã hội hiện nay giao tiếp là cách giúp con người thấy mình năng động và hạnh phúc. Hình ảnh người phụ nữ xưa thường ở nhà nội trợ. Ở nhà nội trợ thì con cái sẽ được chăm sóc tốt hơn, bếp núc, nội trợ trong nhà chu toàn hơn, đây là những cái lợi mà những chị em không nhìn thấy. Nếu như chồng mình là người có thu nhập tốt, gia trưởng, luôn lo lắng cho vợ con nên khi vợ ở nhà cũng đã một phần nào an ủi, tuy nhiên có nhiều ông chồng không thấy vợ mình đã hy sinh những gì khi ở nhà nội trợ, cứ cho rằng vợ ăn bám mình, lại lúc đem tiền về thì kể lể, khinh vợ lạc hậu, quê mùa lúc này mới thấy người vợ khổ sở
Vì thế tốt nhất chị em phụ nữ nên tìm một công việc gì để có thể chủ động trong chi tiêu mà vẫn có thể giao lưu được xã hội bên ngoài. Thường một người mà đang ở nhà nội trợ quen rồi thì đến khi bắt đầu đi làm trở lại sẽ không tránh khỏi khó khăn như tâm lý ngại ngùng, ngại tiếp xúc, giao tiếp, tuân thủ kỷ cương, thay đổi giờ giấc. Nhưng nếu có quyết tâm cao độ thì nối lực sẽ thúc đẩy thành công trong công việc. Khi đi làm thì người phụ nữ sẽ khẳng định mình trong gia đình và trong xã hội, làm gương cho con cái